MARKETING-MIX VÀ 4 YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN MARKETING-MIX

 

Khái niệm Marketing-mix

Marketing hỗn hợp (Marketing – mix) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của Marketing  sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu sự phối hợp hoạt động những thành phần Marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị trường đang diễn tiến thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa. Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần Marketing trong một chiến lược chung đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diễn biến phức tạp của thị trường.

Thuật ngữ Marketing –mix hay Marketing 4P không còn xa lạ với những nhà làm Marketing. Để có một chiến dịch Marketing hiệu quả thì các nhà làm Marketing cần kiểm soát tốt được 4 yếu tố trong Marketing-mix

P: Product ( sản phẩm)

P: Place ( phân phối)

P: Price (giá)

P: Promotion ( xúc tiến thương mại)

1.PRODUCT: SẢN PHẨM

Theo suy nghĩ truyền thống, một sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được được trên thị trường. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày nay thì các nhà kinh doanh đều luôn nỗ lực làm cho sản phẩm của mình tốt hơn vì vậy các sản phẩm đều đang cạnh tranh rất khốc liệt với nhau. Quan điểm của các nhà kinh doanh hiện đại “ bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mình có”. Do đó, câu hỏi về sản phẩm là: doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm mà khách hàng của họ muốn? Cần phải xác định đặc tính nào của sản phẩm dịch vụ mà khách hàng đang cần và điều gì ở sản phẩm sẽ thu hút họ mua hàng.

Để có một sản phẩm thu hút khách hàng cần trả lời những câu hỏi:

– Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm/dịch vụ của chúng ta? Cần những gì để thỏa mãn điều đó?

– Kích cỡ, màu sắc? Tên gọi của sản phẩm?

– Làm thế nào để khác biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

2.PLACE: PHÂN PHỐI

Vấn đề kênh phân phối trong  marketing 4P muốn nói tới tính sẵn có của thị trường về đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng.  Điều này quan trọng bởi vì sản phẩm bạn làm ra nhưng không thể bán được vì khách hàng không biết làm sao để mua được sản phẩm.Một số cuộc cách mạng về công nghệ đã làm thay đổi khái niệm thị trường, chẳng hạn như thị trường internet và điện thoại di động hình thành nên các kế hoạch Marketing online, các hình thức bán hàng qua mạng.

Những câu hỏi mà các nhà làm Marketing nên trả lời:

– Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?

– Loại cửa hàng nào mà bạn muốn khách hàng bước vào? Cửa hàng hay siêu thị? Trực tuyến? Bán hàng trực tiếp hay qua catalog.

– Làm thế nào để bạn thâm nhập được vào kênh phân phối phù hợp?

– Bạn có cần một đội ngũ bán hàng hay không? Hay tham gia một hội chợ thương mại? Hay bán hàng trực tuyến? Hay gửi mẫu thử đến cho các công ty mà bạn muốn đặt mối quan hệ?

– Đối thủ của bạn là ai? Và bạn có thể học được gì từ họ? hay tạo ra sự khác biệt?

3.PRICE: GIÁ

Mức giá nào mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng trả? Có rất nhiều chiến lược định giá mà doanh nghiệp có thể áp dụng, nhưng đừng để tự nó diễn ra mà không có một mục tiêu cụ thể nào. Thậm chí nếu doanh nghiệp quyết định giảm giá (bán phá giá), doanh nghiệp cũng cần phải xem xét vấn đề này kỹ càng vì nó là một phần của chiến lược định giá. Mặc dù cạnh tranh về giá là một phương pháp “xưa như trái đất”, khách hàng thường vẫn rất nhạy cảm về giảm giá và khuyến mãi. Tuy nhiên, quan niệm về giá cũng có mặt không hợp lý: Khách hàng muốn mua được sản phẩm với gái rẻ nhưng khi giá sản phẩm rẻ họ lại băn khoăn về chất lượng sản phẩm ,mọi người thường quan điểm là cái gì đắt thì sẽ có chất lượng tốt. Do đó về mặt dài hạn thì cạnh tranh về giá đối với nhiều công ty không phải là một giải pháp hay.

https://www.high-endrolex.com/46

Các câu hỏi bạn cần trả lời được:

– Có thiết lập mức giá cho sản phẩm/dịch vụ trong khu vực này hay không?

– Khách hàng có nhạy cảm với giá hay không? Có cần giảm giá để giành nhiều thị phần phải không? Hay tăng giá khi bạn muốn tăng lợi nhuận biên?

– Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?

– Bạn so sánh giá của mình với đối thủ cạnh tranh như thế nào?

4.PROMOTION: XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Xúc tiến thương mại chính là sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông và thuyết phục khách hàng để bán sản phẩm, dịch vụ hay cổ động cho các ý tưởng.Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong 4P. Nó sẽ quyết định xem doanh số bán hàng của bạn sẽ là bao nhiêu và bạn thu về bao nhiêu lợi nhuận. Các công cụ trong xúc tiến thương mại bao gồm: quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng (PR), marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân.

 Bạn cần quan tâm những vấn đề như sau:

–  Ở đâu và khi nào bạn có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu?

– Bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình bằng cách quảng cáo trên báo? Trên truyền hình? Đài phát thanh? Bằng bảng quảng cáo? Bằng cách sử dụng email? Thông qua PR? Hay sử dụng internet?

– Thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Có những mùa hoặc những dịp đặc biệt nào trên thị trường? Có bất kỳ vấn đề môi trường nào ảnh hưởng đến thời gian ra mắt sản phẩm, hay giai đoạn quảng bá sản phẩm tiếp theo không?

– Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp chiêu thị như thế nào? Những biện pháp đó có ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị mà bạn đã chọn không?

Marketing 4P là một trong những mô hình marketing căn bản và nổi tiếng nhất, nó sẽ giúp bạn xác định những lựa chọn trong marketing về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp  thị nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà còn giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Hãy sử dụng nó khi bạn hoạch định một kế hoạch mới, đánh giá mỗi đợt tung sản phẩm, để tối ưu hóa các tác động đến  khách hàng mục tiêu, kết quả kinh doanh.

VAWAY chúc bạn có một chiến dịch Marketing hoàn hảo.