CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ NÀO PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP CỦA BẠN?

Là một marketer, bạn cần phải đưa ra các kế hoạch đúng đắn để giúp doanh nghiệp phát triển. Trong đó các chiến lược về định giá sản phẩm cần được cân nhắc kỹ càng để có thể đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. Có 3 chiến lược định giá cơ bản nhất mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình, tùy theo lĩnh vực áp dụng chiến lược cho phù hợp.

1: Định giá dựa trên chi phí

Cách tính giá theo chiến lược này:

Giá bán sản phẩm = chi phí cho một đơn vị sản phẩm + mức lợi nhuận trên một sản phẩm bán ra

Trong đó: chi phí cho một đơn vị sản phẩm = chi phí cố định + chi phí biến đổi

Chi phí cố định là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương quản lý, lãi tiền vay phải trả, chi phí thuê tài sản, văn phòng.

Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của qui mô sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp..

Đối với doanh nghiệp đây là cách định giá khá là đơn giản, dễ tính toán dành cho doanh nghiệp. Với cách tính giá này cả người bán và người mua đều cảm thấy hài lòng. Người mua nhận được mức giá hợp lý, còn người bán cũng nhận được mức lợi nhuận họ mong muốn. Chiến lược giá này sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh được doanh số mức giá được ổn định người mua chấp nhận mức giá đó.

Tuy nhiên với nhu cầu thị trường biến động và chu kỳ sống của sản phẩm là khác nhau. Nếu không có mức điều chỉnh giá hợp lý thì doanh nghiệp cũng khó trụ vững. Hơn thế chi phí biến đổi cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác của thị trường nên thay đổi mức giá để có được lợi nhuận hay được khách hàng chấp nhận là cần thiết.

2: Định giá dựa trên lợi nhuận mục tiêu

Cách tính giá theo chiến lược này: chi phí đơn vị cho sản phẩm + lợi nhuận mục tiêu trên tổng số vốn hoặc tổng doanh thu

Đây là cách tính giá cũng được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Dựa trên phương pháp định giá này công ty hoàn toàn có thể tính được các mức giá hòa vốn và mức tăng giá 1 đơn vị thì tăng được thêm bao nhiêu lợi nhuận. từ đó đặt ra lợi nhuận mục tiêu và tìm ra mức giá phù hợp.

Kết quả hình ảnh cho mô hình định giá hòa vốn

Chiến lược này luôn đảm bảo doanh nghiệp thu được lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu kỹ càng về thị trường sản phẩm đối thủ cạnh tranh khách hàng để đưa ra được mức giá khách hàng chấp nhận được mà vẫn có thể thu được lợi nhuận mục tiêu.

3: Định giá theo chiến lược marketing

Một vài chiến lược định giá phổ biến được áp dụng và đạt được thành công

  • Chiến lược giá ” hớt váng sữa” : với chiến lược này, doanh nghiệp xác định áp một mức giá cực kỳ cao cho sản phẩm để hớt phần trên ngon nhất của thị trường. Mức giá này sẽ đánh vào các khách hàng dễ dàng chấp nhận giá và sau đó mức giá này sẽ giảm dần để thu hút thêm các khách hàng thích đồ rẻ. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ngay từ khi tung sản phẩm ra thị trường cho khách hàng cảm giác về sự khan hiếm, độc quyền về sản phẩm. Các ngành nghề có thể áp dụng chiến lược này là: các ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ như: điện thoại, máy tính, ô tô.
  • Chiến lược thâm nhập thị trường: Đây là cách định giá thấp khi tung sản phẩm ra khỏi thị trường để thu hút thật nhiều khách hàng. Với chiến lược này doanh nghiệp cũng có thể gia tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng, sau khi đã có chỗ đứng doanh nghiệp sẽ từng bước khẳng định tên tuổi của mình và có thể tăng dần mức giá của mình lên hoặc mở rộng thêm các ngành hàng khác.
  • Định giá theo gói: Rất nhiều doanh nghiệp đang định giá theo cách thức này xả được đống hàng và doanh thu thì tăng đột biến. Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng hình thức này đều đang bán nhiều sản phẩm hỗn hợp hoặc nhiều dịch vụ đi kèm. Mua theo gói khách hàng sẽ nhận thêm được nhiều lợi ích hơn với giá tiền thì rẻ hơn nếu tính riêng lẻ.
  • Định giá theo tâm lý: Đánh vào tâm lý khách hàng là cách đánh thông minh nhất, vì họ sẽ sẵn sàng chi tiền cho một sản phẩm nếu họ thích dù họ chưa hẳn là có nhu cầu tiêu dùng nó. Khi vào một cái siêu thị bạn hẳn phải nhìn thấy rất nhiều mức giá kiểu như 99.000 đồng hay 149.000 đồng thay vì 100.000 hay 150.000. Đây là chiến lược đánh vào tâm lý khách hàng, họ sẽ thường chú ý vào các con số đầu tiên hơn dù chỉ chênh nhau 1.000 họ vẫn cảm thấy mình đã nhận được một giá rất lớn và sẵn sàng chi tiền cho nó. Chiến lược này sẽ tạo cho khách hàng sự ảo giác về giá trị tăng của sản phẩm , các nhà marketer đã áp dụng nó rất thành công.

Kết quả hình ảnh cho định giá san phẩm

Để có một chiến lược định giá hoàn hảo nhất thu được thật nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các yếu tố về môi trường cũng như nguồn lực của doanh nghiệp, mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh và điều mà doanh nghiệp hướng tới để có được cách định giá phù hợp. Rất nhiều doanh nghiệp đã nếm trái đắng vì kiểu định giá không phù hợp khiến khách hàng tẩy tray, đừng để doanh nghiệp bạn nằm trong tập đó.